Trang chủ Tin tức

Giá vốn hàng bán là gì? Những điều cần biết về giá vốn hàng bán

05/06/2024

Giá vốn hàng bán là một thuật ngữ đã rất quen thuộc đối với những người làm kế toán, tài chính doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Giá vốn hàng bán là một chỉ số cần kiểm soát tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là những thông tin chung về giá vốn hàng bán.
 

Giá vốn bán hàng
Giá vốn hàng bán là gì?

 

1. Thông tin chung về giá vốn hàng bán

1.1. Giá vốn hàng bán là gì?

Cụm từ “Giá vốn hàng bán” tiếng Anh là Cost of Goods Sold, viết tắt là COGS. Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa đã được thấy cái chị kia bảo bán ra trong một kỳ kế toán nhất định. Nói một cách dễ hiểu đây là số tiền mà doanh nghiệp chi trả để tạo ra được sản phẩm, đem bán cho khách hàng.

1.2. Chỉ số hạch toán

- Chỉ số để hạch toán của giá vốn hàng bán là Tài khoản 632.
- TK 632 không có số dư cuối kỳ.

1.3. Công thức tính giá vốn hàng bán

“Giá vốn hàng bán = Tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ - Tồn kho cuối kỳ”

1.4. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

- Phương pháp xác định cụ thể: Áp dụng cho sản phẩm có thể xác định được rõ ràng từng khoản chi phí liên quan đến sản xuất.
- Phương pháp nhập trước - xuất trước: Giả định rằng các nguyên vật liệu mua vào đầu tiên sẽ được sử dụng sản xuất trước.
- Phương pháp chi phí trung bình: Chia đều tổng chi phí sản xuất cho số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ.

Giá vốn bán hàng
Những lợi ích của việc kiểm soát tốt giá vốn hàng bán?

2. Vì sao cần tính giá vốn hàng bán?

Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm bởi những lý do sau:

- Quản trị chi phí sản xuất/kinh doanh

Giá vốn hàng bán là thước đo chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất, mua hàng hóa đã được bán ra trong một kỳ kế toán nhất định. Nắm rõ giá vốn giúp doanh nghiệp hiểu được chi phí bỏ ra cho mỗi sản phẩm/dịch vụ, từ đó đưa ra quyết định định giá hợp lý, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận trong kiểm soát và đạt được những mục tiêu kinh doanh.

- Quản lý hiệu quả dòng tiền

Việc theo dõi giá vốn giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác dòng tiền ra vào.

- Hiểu về TK 632 giúp đưa ra những quyết định trong kinh doanh

Thông tin về giá vốn giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh, chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp như: Điều chỉnh giá bán sản phẩm/dịch vụ phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận; Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cả hợp lý; Xác định những sản phẩm/dịch vụ kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận cao để tập trung đầu tư…

3. Các yếu tố cấu thành giá vốn hàng bán

Dựa vào Điểm a, Khoản 1, Điều 89, Thông tư số 200/2014/TT-BTC, có thể phân loại tài khoản 632 - giá vốn hàng bán dùng được cấu thành bởi các nhóm chi phí như:

3.1. Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nguyên vật liệu chính: Chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm (nhựa, thép, xi măng,...)
- Vật liệu phụ: Chiếm tỷ trọng thấp trong giá thành sản phẩm (keo dán, ốc vít,...)
- Vật tư tiêu hao: Dùng một lần hết (như dầu nhớt, hóa chất,...)

3.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Nhóm này gồm các chi phí trả cho công nhân lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm:
- Lương công nhân.
- Phụ cấp lương.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chi phí ăn uống, chỗ ở (nếu có).

3.3. Chi phí sản xuất chung

Là chi phí chung cho các hoạt động sản xuất, không thể phân bổ trực tiếp cho từng sản phẩm cụ thể. Bao gồm:
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Giá trị hao mòn của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất được phân bổ theo thời gian sử dụng.
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng: Chi phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để duy trì hoạt động sản xuất.
- Chi phí điện nước: Chi phí cho điện nước sử dụng trong nhà xưởng sản xuất.
- Chi phí thuê kho bãi: Chi phí thuê kho để
- Chi phí quản lý sản xuất: Chi phí cho lương cán bộ quản lý sản xuất, chi phí văn phòng phẩm,...

3.4. Chi phí mua hàng hóa khác

- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung cấp về nhà máy và vận chuyển thành phẩm đến tay khách hàng.
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Chi phí bảo hiểm cho rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc sản xuất.
Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn có thể bao gồm một số chi phí khác như: Thuế nhập khẩu. chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư, thanh lý BĐS đầu tư và chi phí nhượng bán…

Bán hàng bằng giá vốn
Bán ra hàng hóa bằng với giá vốn.

4. Bán hàng bằng giá vốn được không?

“Có được bán hàng bằng hoặc thấp hơn giá vốn không?” là câu hỏi được nhiều đơn vị kinh doanh tìm kiếm. Thực chất, bán hàng bằng hay thấp hơn giá vốn là điều mà hầu hết các doanh nghiệp không mong muốn.
Tuy nhiên, vì một số lý do như đào thải hàng tồn kho, xả lỗ theo mùa, cạnh tranh thị trường, tăng doanh thu… nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn bán hàng với mức giá bằng hoặc thấp hơn giá vốn.

Để trả lời cho câu hỏi “bán hàng bằng giá vốn được không?”, cần xem xét các điều khoản trong luật pháp dưới đây:
Tại Điều 11, Luật giá 2012, Chính phủ có quy định về quyền về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:
1) Doanh nghiệp tự định giá sản phẩm, dịch vụ hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh dựa trên những nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa theo Luật giá. Trừ những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ đặc biệt được định giá bởi Nhà nước.
2) Doanh nghiệp được quyền quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh trong khung giá, giá tối đa, tối thiểu của Nhà nước quy định.
3) Doanh nghiệp được phép hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm “pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá” bằng hàng nhập khẩu. Cùng với đó doanh nghiệp cần niêm yết công khai về mức giá cũ và mới, thời hạn hạ giá sản phẩm tại nơi diễn ra giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ với các trường hợp dưới đây:
+ Mặt hàng tươi sống.
+ Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh theo mùa, vụ.
+ Hàng hóa tồn kho.
+ Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại do pháp luật quy định.
+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể hoặc phá sản; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
+ Hàng hóa, dịch vụ được giảm giá khi thực thi theo chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể bán hàng hóa bằng hoặc dưới giá vốn, miễn là tuân theo đầy đủ các chính sách về giá cả thị trường mà Nhà nước quy định, đặc biệt là những quy định kể trên.

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X