Trang chủ Tin tức

Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cho cửa hàng, siêu thị

13/05/2024

Với nhiều doanh nghiệp, nhân viên bán hàng là một bộ phận nhân sự quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Do đó, bài toán về cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả được đặt ra cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng GPOS tìm hiểu cách tìm kiếm và quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả bạn nhé!

Quản lý nhân viên bán hàng
Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả đem lại lợi ích gì?

1. Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả đem lại lợi ích gì?

1.1. Tăng trưởng doanh số, lợi nhuận


Đào tạo một nhân viên bán hàng giỏi sẽ giúp cửa hàng, doanh nghiệp đạt được những hiệu quả đáng kể trong chuyển đổi doanh thu cũng như lợi nhuận. Với những nhân viên bán hàng có kỹ năng như thuyết phục, hiểu biết chi tiết về sản phẩm sẽ có khả năng cao dẫn đến hành vi mua của khách hàng.

>> Tham khảo: Các công việc của kế toán bán hàng.

 

1.2. Tăng tỷ lệ bán hàng lặp lại


Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng trong trải nghiệm mua sắm. Do đó, nhân viên bán hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng trong hành động quay lại mua hàng của khách hàng.
 

1.3. Tránh rủi ro, thất thoát


Quản lý nhân viên bán hàng chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro không đáng có trong quá trình bán hàng từ doanh thu, hàng hóa đến việc tư vấn, giao hàng, hay dịch vụ sau bán…

Khi quản lý chặt chẽ và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa khiếu nại và tranh chấp từ khách hàng, bảo vệ uy tín thương hiệu.

Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả bằng việc tạo môi trường làm việc lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy sự đoàn kết và tinh thần hợp tác trong doanh nghiệp đồng thời giữ chân nhân viên bán hàng giỏi.

Có thể thấy, quản lý nhân viên bán hàng tốt sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số, tránh thất thoát và tăng trải nghiệm khách hàng.

>> Tham khảo: Phân biệt hai mô hình bán hàng B2B và B2C?

 

2. Tổng hợp các cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

Cách quản lý nhân viên
Những cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả nhất

2.1. Xây dựng quy trình bán hàng rõ ràng


Có quy trình bán hàng rõ ràng là điều tất yếu giúp doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên hiệu quả cũng như vận hành trơn tru. Mỗi nhân viên cần nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như hiểu được toàn bộ chu trình vận hành mua - bán với khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên cần biết khâu thực hiện của mình đang ở đâu trong số các phân đoạn của chu trình bán hàng.

Ví dụ, giả sử cửa hàng của bạn là siêu thị với đa dạng các mặt hàng nhu yếu phẩm. Nhân viên bán hàng ở siêu thị cần nắm được thông tin tin rõ ràng về hàng hóa, khu vực thuộc phạm vi phụ trách, nơi trưng bày các sản phẩm và nhóm sản phẩm.

 

2.2. Phổ biến cho nhân viên chính sách, quy trình bán hàng


Doanh nghiệp cần đảm bảo phổ biến đến tất cả nhân viên về chính sách, quy định, quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách đổi trả, hậu mãi, bảo hành, vận chuyển…

Nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng chính sách bán hàng sẽ đảm bảo cung cấp cho khách hàng những thông tin chính xác nhất và phù hợp nhất. Từ đó, nhân viên có thể nâng cao hiệu quả bán hàng.

 

2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh


Nhân viên bán hàng cũng là nhân sự của doanh nghiệp, công ty. Do đó, để có được đội ngũ nhân sự tận tâm và hiệu quả cần đến văn hóa doanh nghiệp tốt.

Một công ty có được văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, gắn bó và cống hiến hết mình cho công việc. Đồng thời, công ty có văn hóa vững mạnh sẽ có thể giúp các nhân viên đoàn kết, cùng phối hợp để đi đến hiệu quả trong việc bán hàng.

>> Tham khảo: Khi nào doanh nghiệp nên đầu tư cho quảng cáo trên Google?

 

2.4. Nắm bắt tiềm năng của từng nhân viên


Một người quản lý giỏi là người có thể nắm bắt được tiềm năng của từng nhân viên. Từ việc hiểu rõ năng lực của từng nhân viên, người quản lý sẽ có thể phân công công việc cho nhân viên bán hàng một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

Trong quá trình tuyển dụng và làm việc, người quản lý có thể quan sát và đánh giá năng lực của ứng viên, nhân viên bán hàng. Bên cạnh đó, quản lý cũng nên thường xuyên giao tiếp, trao đổi cũng như tổ chức các buổi đào tạo. Qua đó, quản lý có thể nhìn nhận và nắm bắt năng lực để quản lý nhân viên bán hàng của mình hiệu quả.

 

2.5. Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên bán hàng


Sử dụng các phần mềm công nghệ để quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa là điều mà các doanh nghiệp nên cân nhắc để có thể quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả. Ngoài ra, camera, phần mềm chấm công, máy chấm công,... cũng là một cách quản lý nhân viên bán hàng từ xa hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng điện thoại đàm, máy quét mã vạch báo giá, máy pos bán hàng, cân điện tử tính tiền… để tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên cũng như nâng cao hiệu quả bán hàng.

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả quản lý của nhân viên ở cửa hàng thời trang, doanh nghiệp có thể tham khảo các phần mềm bán hàng giúp lưu trữ số lượng hàng hóa tồn kho. Điều này giúp nhân viên bán hàng dễ dàng kiểm tra kích cỡ, số lượng còn lại của từng sản phẩm…

 

2.6. Lắng nghe nhân viên bán hàng góp ý


Nhân viên bán hàng là nhân sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, quản lý nên lắng nghe ý kiến của nhân viên thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn, hay trò chuyện gần gũi để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ.

Lắng nghe, ghi nhận, phân tích và sửa đổi là những gì doanh nghiệp nên làm để phát triển tốt hơn. Thông qua cầu nối là nhân viên bán hàng, doanh nghiệp có thể có được những cái nhìn và cảm nhận chân thực nhất về chân dung khách hàng, hành vi mua, tiêu dùng của khách hàng cũng như xử lý những vấn đề khách hàng gặp phải một cách nhanh chóng và phù hợp.

 

2.7. Đào tạo nhân viên bán hàng xử lý sự cố


Ngoài những khóa đào tạo cơ bản cần có, xử lý sự cố là một điều mà nhân viên bán hàng nên được chỉ dạy để ứng biến với các tình huống khẩn cấp từ khách hàng một cách linh hoạt và chuẩn mực nhất.

Một số lưu ý cho nhân viên bán hàng khi xảy ra sự cố/ bất đồng với khách hàng như:

- Giữ bình tĩnh và thái độ chuyên nghiệp khi gặp sự cố.

- Xin lỗi, nhận lỗi nếu khi có sai phạm.

- Lắng nghe khách hàng trình bày vấn đề của họ một cách cẩn thận. Việc lắng nghe thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu giúp khách hàng bớt nóng giận hơn.

- Xác định nguyên nhân của sự việc, vấn đề.

- Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với khách hàng trong trường hợp đó.

- Đề xuất các giải pháp khắc phục.

- Gọi quản lý với các trường hợp khó xử lý hoặc khó đưa ra quyết định.

- Theo dõi và chăm sóc khách hàng sau sự cố để đảm bảo họ hài lòng với cách giải quyết vấn đề trước đó cũng như đánh giá sự hiệu quả/ phù hợp của cách giải quyết đó.

Quản lý nhân viên bán hàng
Lựa chọn nhân viên bán hàng đem lại hiệu quả cao

3. Các tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng hiệu quả


Có rất nhiều cách để đánh giá một nhân viên bán hàng là có hiệu quả hay không. Dưới đây là những tiêu chí mà GPOS gợi ý cho doanh nghiệp để đánh giá chất lượng nhân viên bán hàng:
 

3.1. Hiệu quả công việc


Hiệu quả công việc đối với một nhân viên bán hàng thường được nhìn nhận ở khía cạnh doanh thu, khả năng thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ.

Một nhân viên bán hàng tốt sẽ được thể hiện rõ ở mức độ hoàn thành công việc (KPI), hoàn thành mục tiêu đề ra từ ban lãnh đạo, quản lý. Dựa vào những chỉ số này, doanh nghiệp có thể đo lường dược hiệu quả bán hàng của nhân viên.

>> Tham khảo: Bán hàng đại lý là gì? Những vấn đề quan trọng khi làm đại lý.

 

3.2. Thái độ của nhân viên


Thái độ làm việc, mức độ chuyên cần và tinh thần trách nhiệm cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá một nhân viên. Nhân viên có thái độ tốt thường đi cùng với chất lượng và hiệu quả trong công việc bởi sự trách nhiệm, nghiêm túc và cầu tiến. Nhân viên có thái độ tích cực mang đến năng lượng tích cực cho môi trường làm việc. Từ đó, hiệu suất không chỉ tăng lên bởi một người mà là cả tập thể.
 

3.3. Phản hồi từ nội bộ và khách hàng


Những nhận xét, đánh giá và phản hồi từ cấp trên, đồng nghiệp cũng như khách hàng đều là cơ sở để xem xét một nhân viên bán hàng giỏi. Doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi từ đánh giá nội bộ và khách hàng thông qua các hình thức như:
 

- Phỏng vấn trực tiếp.

- Phỏng vấn/ khảo sát trực tuyến.

- Hòm thư góp ý.

 

3.4. Mức độ thông hiểu về sản phẩm và dịch vụ


Một nhân viên bán hàng giỏi có thể được đánh giá thông qua sự hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ. Từ việc nắm chắc kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên bán hàng có thể tư vấn cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất. Dù chưa có những thành tích ấn tượng, việc hiểu về sản phẩm và dịch vụ là nền tảng và tiền đề để nhân viên bán hàng đạt được hiệu quả cao sau này.
 

3.5. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử


Giao tiếp, ứng xử hay thái độ làm việc nói chung được thể hiện qua hai phương diện là nội bộ và khách hàng. Kỹ năng giao tiếp, khả năng tư vấn và thuyết phục khách hàng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá một nhân viên bán hàng có đem lại hiệu quả trong công việc hay không.

Về nội bộ, giao tiếp với đồng nghiệp và ban quản lý hiệu quả cũng là một kỹ năng quan trọng của mỗi nhân sự, đặc biệt là nhân viên bán hàng.

Trên đây là những gợi ý về cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tham khảo những phương pháp này để quản lý nhân viên bán hàng của mình một cách phù hợp nhất.


 

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X