Trang chủ Tin tức

Hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp

02/07/2024

Hộ kinh doanh cá thể muốn mở rộng quy mô kinh doanh có thể nộp hồ sơ chuyển đổi mô hình sang Doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích và hướng dẫn chi tiết hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Chuyển đổi hình thức hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp
Lợi ích khi hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp.

1. Lợi ích của việc chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp


Hộ kinh doanh cá thể nâng cấp mô hình sang doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Có thể chia thành 2 nhóm lợi ích chính là lợi ích từ những chính sách của Chính phủ và lợi ích từ

 

1.1. Lợi ích từ phía Nhà nước


Lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp (nhỏ và vừa) được thể hiện rất rõ thông qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP, bao gồm:
 

- Hộ kinh doanh được cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn miễn phí.
 

Theo Điều 15 của Luật này, hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục, liên quan đến việc thành lập của doanh nghiệp và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).
 

- Miễn phí lệ phí đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin đăng ký.
 

Theo Điều 16 của Luật này, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lần đầu được hưởng đồng thời 2 lợi ích sau:
 

 

  • Miễn phí lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu (tại cơ quan đăng ký kinh doanh).
  • Miễn phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
     

- Miễn phí lệ phí môn bài 3 năm đầu.
 

Theo Điều 18 của Luật này, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm khi chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh. Thời hạn tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
 

- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán.
 

Theo Điều 19 của Luật này, doanh nghiệp được Sở Tài chính hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế cùng chế độ kế toán. Hạn miễn phí kéo dài 3 năm tính từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
 

1.2. Lợi ích khi nhìn từ góc độ doanh nghiệp:


Ngoài những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, hộ kinh doanh cá thể cũng có thể nhìn nhận về lợi ích của việc chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp thông qua các phân tích dưới đây:
 

- Có tư cách pháp nhân riêng.


Doanh nghiệp được xem là một pháp nhân riêng biệt, có thể ký hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, vay vốn với con số lớn hơn hộ kinh doanh,...
 

- Hạn chế trách nhiệm của chủ sở hữu.


Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp.
 

- Dễ dàng huy động vốn.


Doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, v.v.
 

- Có thể tham gia các hoạt động kinh doanh đa dạng.


Doanh nghiệp có thể tham gia các hoạt động kinh doanh mà hộ kinh doanh cá thể không được phép tham gia.
 

- Doanh nghiệp có tiếng tăm hơn


Quy mô của doanh nghiệp lớn hơn hộ kinh doanh, nhờ đó giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường, khu vực.
 

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể
Cần những điều kiện gì để chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể - doanh nghiệp.

 

2. Điều kiện để chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp


- Riêng đối với việc hộ kinh doanh chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp, muốn nhận những chính sách hỗ trợ từ nhà nước, cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 15,  Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:
 

  • Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh (bản sao công chứng).

  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao công chứng).

  • Chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác nếu có (bản sao công chứng).

  • Tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi.

 

- Về phía hộ kinh doanh cá thể muốn chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 66, Nghị định 108/2018/NĐ-CP như sau:
 

  • Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Có thể hiểu, đây vừa là nghĩa vụ, vừa là điều kiện với doanh nghiệp muốn chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp.

 

Như vậy, Doanh nghiệp muốn chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp cần ít nhất 10 lao động và cần nộp hồ sơ đầy đủ, chuẩn chỉnh theo các yêu cầu của pháp luật để trình Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Quy trình chuyển đổi
Quy trình để hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang doanh nghiệp.

 

3. Các bước để chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp


Theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự 3 bước dưới đây.
 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp

 

Để hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Với hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân:

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao).

- Giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân (Bản sao).

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

Với hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình sang các mô hình khác doanh nghiệp tư nhân, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

-
Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên (công ty TNHH có từ hai thành viên/ công ty hợp danh).

- Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần).

Trường hợp thành viên góp vốn thành lập công ty là tổ chức, cần bổ sung:

- Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức (bản sao công chứng);

- Giấy tờ pháp lý của người đại theo diện theo pháp luật, của các thành viên, cổ đông (bản sao).”

Riêng với trường hợp ủy quyền đăng ký, cần thêm 2 loại giấy tờ sau:

- Giấy ủy quyền đăng ký.

- Bản sao công chứng một trong các giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền.

Với trường hợp hộ kinh doanh có vốn góp từ các nhà đầu tư nước ngoài, mua cổ phần hay vốn góp chuyển đổi sang doanh nghiệp, cần có:

- Văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh


Theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 của Luật này, hộ kinh doanh cá thể thực hiện nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh của khu vực doanh nghiệp dự kiến sẽ đặt làm trụ sở chính.

Tại đây, cán bộ chức năng trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp.

 

Bước 3: Chờ kết quả xác nhận chuyển đổi thành công


Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của hộ kinh doanh, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xét duyệt.
 

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp tiếp tục bổ sung theo hướng dẫn và tư vấn của cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Ngoài ra, sau 2 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Nhìn chung, có rất nhiều lợi ích khi các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Trên đây là những phân tích về các lợi ích đó cũng như thông tin giúp hộ kinh doanh có cái nhìn chung về thủ tục chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp.
 

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X