Trang chủ Tin tức

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng và những điều kế toán viên cần biết

02/01/2025

Nhìn chung chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc khẳng định năng lực và sự chuyên nghiệp của người làm nghề kế toán, đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc đối với những ai muốn đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng trong các tổ chức tại Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu về chứng chỉ này là một điều rất quan trọng. Dưới đây là những điều cơ bản mà người chuẩn bị tham gia chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng cần biết.


Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng để làm gì?

 

1. Tổng quan về chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng


Chứng chỉ kế toán trưởng hay đúng hơn là chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng là một chứng chỉ về kế toán giúp kế toán viên trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, quản lý kinh tế, tài chính để nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và quản lý kinh tế tài chính.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 51 và Khoản 1, Điều 54, tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng bao gồm:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.

- Trường hợp người có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên yêu cầu tối thiểu 2 năm kinh nghiệm công tác thực tế về kế toán.

- Trường hợp người có trình độ chuyên môn từ bậc trung cấp, cao đẳng yêu cầu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm công tác thực tế về kế toán.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

Do đó, chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng là một giấy tờ không thể thiếu, là một trong những điều kiện quan trọng để được làm kế toán trưởng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.


Kế toán trưởng
Đề cương môn học bồi dưỡng kế toán trưởng.

 

2. Khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng có những nội dung gì?


Dựa trên quy định của pháp luật tại Điều 10, Thông tư số 199/2011/TT-BTC, nội dung khóa học bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng gồm những khía cạnh chính sau:

- Pháp luật về kinh tế và kế toán trong lĩnh vực nhà nước: Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến kinh tế và kế toán, vai trò và nhiệm vụ của kế toán trưởng trong các đơn vị nhà nước.

- Quản lý tài chính và ngân sách nhà nước: Tổ chức và quản lý dự toán, cấp phát, quyết toán thu chi ngân sách nhà nước, và phân biệt giữa đơn vị sử dụng và không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Mở, quản lý tài khoản và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc: Cách thức mở và quản lý tài khoản, kiểm soát chi tiêu ngân sách thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Kế toán trong đơn vị nhà nước: Quy trình kế toán cho các đơn vị sử dụng và không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, bao gồm kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc.

- Báo cáo tài chính và quyết toán: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán cho các đơn vị thu, chi ngân sách và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Phân tích và kiểm toán báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo quyết toán cho các đơn vị thu, chi ngân sách và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

>> Tham khảo: Nghiệp vụ kế toán bán hàng và các quy tắc cơ bản cần biết.


Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
Giải đáp câu hỏi về chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

 

3. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng và những câu hỏi thường gặp


Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp đối với chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
 

a) Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có thời hạn bao lâu?


Căn cứ Khoản 4 & 5, Điều 9, Thông tư số 199/2011/TT-BTC quy định về thời hạn chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu. Sau thời hạn này, những học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng để thi.

+ Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm.

 

b) Khóa học bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng bao lâu?


Theo quy định của Bộ Tài chính tại Điều 3, Thông tư số 199/2011/TT-BTC, khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng có thể được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ cho một khóa học.

Sao cho thời gian học thực tế của một khóa học tối đa không quá 6 tháng đồng thời phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình theo quy định tại Thông tư này (được nêu chi tiết tại mục 2 của bài viết).

>> Có thể bạn quan tâm: Bán hàng có chiết khấu thương mại.

 

c) Chứng chỉ kế toán trưởng do ai cấp?


Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 199/2011/TT-BTC, chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp bởi các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng.

Những cá nhân tham gia và hoàn thành khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng tại các đơn vị được Bộ Tài chính cho phép đào tạo sẽ nhận được chứng chỉ này. Những đơn vị đào tạo này có thể là các trường đại học, học viện, hoặc các tổ chức đào tạo nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính công nhận

Tóm lại, chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng là một chứng nhận chuyên môn quan trọng trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam, được cấp cho những cá nhân đủ điều kiện và hoàn thành khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

Chứng chỉ này chứng nhận rằng người sở hữu có đủ kiến thức và năng lực để đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức, hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp.

X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cửa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X