Trang chủ Tin tức

Hướng dẫn kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và những nguyên tắc lưu ý

29/10/2024

Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời giải thích các nguyên tắc quan trọng mà kế toán viên cần lưu ý khi thực hiện các nghiệp vụ này. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm rõ hơn về cách quản lý và ghi nhận chính xác các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, và hàng bán bị trả lại.


kế toán
Tổng quan về tài khoản giảm trừ doanh thu.

 

1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu


Căn cứ Khoản 1, Điều 81, Thông tư số 200/2014/TT-BT, định nghĩa và nguyên tắc kế toán khi điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu như sau:
 

1.1. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu



Tài khoản 521 - Giảm từ doanh thu là tài khoản dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

>> Tham khảo: Hướng dẫn gỡ giới hạn chi tiêu quảng cáo facebook mới nhất.

 

1.2. Nguyên tắc kế toán khi điều chỉnh giảm trừ doanh thu



Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Thực hiện điều chỉnh doanh thu đối với hàng hóa bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng bán phát sinh, tiêu thụ trong kỳ.

- Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ ở các kỳ trước nhưng đến kỳ sau mới phát sinh các vấn đề giảm trừ doanh thu thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc sau:

 

+ Nếu hàng hóa nói chung đã được tiêu thụ từ các kỳ trước và đến kỳ sau phải chiết khấu, giảm giá hay bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì kế toán doanh nghiệp phải coi việc cần điều chỉnh phát sinh là hiển nhiên, sau ngày lập Bảng cân đối kế toán. Đồng thời, kế toán ghi giảm doanh thu trên BCTC kỳ trước (kỳ lập báo cáo).


+ Trường hợp các vấn đề phát sinh khoản giảm trừ doanh thu xảy ra sau thời điểm phát hành BCTC thì khoản giảm trừ đó được ghi vào kỳ sau (kỳ phát sinh).
 


Các khoản giảm trừ doanh thu
Hướng dẫn chi tiết kê các khoản giảm trừ doanh thu.

 

2.  Kế toán giảm trừ doanh thu tài khoản 521



Theo quy định tại Khoản 2, Điều 81, Thông tư số 200/2014/TT-BT, kết cấu và nội dung phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu là tài khoản 521. Trong đó:

- Bên Nợ:

 

+ Số chiết khấu thương mại đã xác định thanh toán cho khách hàng.

+ Số giảm giá hàng bán đã giảm cho người mua hàng.

+ Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc đã trừ vào khoản phải thu.


- Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
 

+ Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.


- Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ (có 3 tài khoản cấp 2):
 

+ Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: TK này phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua chưa được ghi trên hóa đơn khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.

+ Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: TK này phản ánh doanh thu của hàng hóa nói chung bị người mua trả lại trong kỳ.

+ Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: TK này phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua với những sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người mua bị kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi cung cấp dịch vụ, hàng hóa trong kỳ.



Kế toán giảm trừ doanh thu
3 phương pháp kế toán giảm trừ doanh thu.

 

3. Phương pháp kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu



Dưới đây là hướng dẫn chi tiết kế toán một số giao dịch kinh chủ yếu làm giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại.
 

3.1. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

 

- Trường hợp hàng hóa nói chung đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hướng dẫn như sau:
 

+ Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

+ Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

+ Có các TK 111,112,131,...
 

- Trường hợp hàng hóa nói chung đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì ghi khoản giảm trừ như sau:

+ Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

+ Có các TK 111, 112, 131,...

 

3.2. Hàng bán bị trả lại

 

a. Kế toán khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại.

 

Kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại như sau:

- Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

 

+ Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Nợ TK 155 - Thành phẩm.

+ Nợ TK 156 - Hàng hóa.

+ Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.


- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:
 

+ Nợ TK 611 - Mua hàng (đối với hàng hóa).

+ Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm).

+ Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

b. Thanh toán với người mua hàng


- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
 
+ Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT).

+ Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại).

+ Có các TK 111, 112, 131,...

- Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:
 
+ Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại: Có các TK 111, 112, 131,...

+ Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

+ Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng: Có các TK 111, 112, 141, 334,...
 
Tóm lại, việc nắm vững các nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và các phương pháp hạch toán là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể phản ánh đúng doanh thu thuần và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Hy vọng rằng hướng dẫn này đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các kế toán viên và doanh nghiệp trong việc quản lý và hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu một cách hiệu quả.

 
X
Đăng nhập
Địa chỉ truy cập
.gpos.vn
Bạn cần nhập tên địa chỉ truy cập
Bạn chưa có gian hàng trên GPOS?
Dùng thử miễn phí
Bỏ qua
Vào cửa hàng
X
Đăng ký
Đăng ký
Thông tin cưa hàng đang được khởi tạo, quá trình sẽ mất vài phút.
X