Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh và những quy định pháp lý cần biết
Tìm kiếm mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh là một điều cần thiết để cá nhân, tổ chức chuẩn bị giao kết hợp đồng thuê nhà. Trong bài viết này, hãy cùng GreenPos tìm hiểu về các điều kiện tham gia giao dịch thuê nhà cùng mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh kèm lưu ý khi chọn thuê nhà bạn nhé!
Điều kiện của các bên để giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh.
1. Điều kiện các bên để tham gia giao dịch thuê nhà kinh doanh
Căn cứ Điều 119, Luật nhà ở năm 2014, các bên tham gia giao dịch hợp đồng thuê nhà kinh doanh cần thỏa mãn các điều kiện nhất định.
1.1. Điều kiện tham gia giao dịch của bên cho thuê
Đối với bên cho thuê nhà kinh doanh, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Bên cho thuê nhà cần phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc được ủy quyền bởi chủ sở hữu để thực hiện giao dịch.
- Nếu hợp đồng mua bán nhà ở thương mại chuyển nhượng thì bên cho thuê phải là người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc người đã mua nhà ở của chủ đầu tư.
- Trường hợp người cho thuê là cá nhân thì cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để được tiến hành giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp bên cho thuê là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân. Ngoại trừ tổ chức cho tặng nhà tình nghĩa, tình thương.
>> Tham khảo: Hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp.
1.2. Điều kiện tham gia giao dịch của bên thuê
Đối với bên đi thuê nhà để kinh doanh, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Nếu cá nhân đi thuê là công dân cư trú thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật để thực hiện giao dịch nhà ở. Ngoài ra, việc có đăng ký thường trú tại nơi thuê nhà là không bắt buộc để được giao dịch.
- Nếu cá nhân đi thuê là người nước ngoài/ người Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện giao dịch nhà ở và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Cá nhân đi thuê cũng không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú/ thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Nếu bên thuê nhà kinh doanh là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
- Nếu bên thuê là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
- Nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
>> Tham khảo: Những mặt hàng bán chạy nhất hiện nay trên sàn thương mại điện tử.
Văn bản thuê nhà kinh doanh và những nội dung cần có.
2. Những nội dung bắt buộc trong hợp đồng thuê nhà kinh doanh
Căn cứ Điều 121, Luật nhà ở năm 2014, khi tiến hành soạn thảo và thỏa thuận hợp đồng, các bên cần chú ý những thông tin bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà kinh doanh như sau:
- Thông tin cá nhân cơ bản của mỗi bên: Họ tên, tên tổ chức, địa chỉ…
- Mô tả đặc điểm của căn nhà và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
- Giá trị góp vốn, nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá thì phải gồm giá giao dịch nhà ở. Với những trường hợp Nhà nước có quy định giá thì cần thực hiện mua, bán, cho thuê theo quy định đó.
- Cách thức thanh toán tiền thuê và thời hạn thanh toán.
- Thời gian bàn giao sử dụng nhà thuê và thời gian cho thuê.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
>> Tham khảo: Cách thu hút khách hàng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp & cửa hàng.
Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh tham khảo.
3. Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh bản word
Để tạo lập được một hợp đồng thuê nhà kinh doanh hoàn chỉnh, các bên cần thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản bắt buộc phải có đối với một hợp đồng giao dịch nhà ở.
Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh để các cá nhân, tổ chức tham khảo: Tải mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh tại đây!
Lưu ý: Trên đây chỉ là mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh mang tính tham khảo. Cá nhân, tổ chức tham gia hợp đồng cần bàn luận và thỏa thuận thêm để hoàn thiện hợp đồng. Ngoài ra, để hợp đồng thuê nhà có giá trị, các bên cần thực hiện công chứng chứng thực tính pháp lý của hợp đồng.
4. Những lưu ý khi chọn thuê nhà kinh doanh
Khi cần tìm thuê nhà để kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chú ý những đầu mục sau:
- Vị trí địa lý và khu vực kinh doanh:
+ Mặt tiền của nhà thuê kinh doanh (ngã tư, đường đôi, hai mặt tiền thông nhau…)
+ Khu dân cư, văn phòng hay giáo dục và các địa điểm lân cận.
+ Khu vực kinh doanh (thành phố, phường, xã…).
- Giá thuê nhà kinh doanh:
+ Ngân sách thuê nhà kinh doanh là bao nhiêu?
+ Tìm thuê nhà giá rẻ?
- Diện tích và mặt bằng:
+ Nhà cho thuê diện tích [số m² cụ thể].
+ Nhà cho thuê phù hợp làm cửa hàng/bán lẻ/văn phòng.
+ Nhà cho thuê có bao nhiêu tầng?
+ Nhà thuê có đạt được diện tích trưng bày mong muốn?
+ Nhà thuê có kho chứa hàng?
- Tiện ích và cơ sở vật chất:
+ Nhà cho thuê có chỗ để xe rộng?
+ Nhà cho thuê có nội thất đầy đủ chưa?
+ Nhà cho thuê mới xây/sửa chữa gần đây không?
+ Đánh giá và phản hồi.
>> Tham khảo: Những điều cần biết về giá vốn hàng bán.
- Quy định pháp lý và hợp đồng:
+ Tham khảo trước các mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh.
+ Quy định pháp lý về thuê nhà kinh doanh.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc thuê nhà để kinh doanh mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh cơ bản cho cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, để việc thuê và cho thuê thuận lợi, các bên cần tìm hiểu và thỏa thuận kỹ lưỡng, tránh những tranh chấp sau này.